Review sách: Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương

Giáo dục con cái là cả một nghệ thuật. “Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương” chính là tác phẩm của một bà mẹ Do Thái sống tại Thượng Hải. Con cái của bà đều đã trở thành triệu phú nổi tiếng.

Review sách Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương

Phương pháp nuôi dạy con của bà là sự kết hợp hoàn hảo giữa giáo dục Trung Quốc và nền tảng Do Thái. Thông điệp mà bà gửi vào cuốn sách “sống” của mình đó là:

“Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”

Những nhận định trong “Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương” đều chính xác với xã hội hiện nay. Và không phải ai cũng làm được điều mà bà đã áp dụng lên những đứa con của mình.

“Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.”

sách vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

Tác giả Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương

Sara chính là hậu duệ của người Do Thái sống định cư tại Thượng Hải. Thời điểm xác lập quan hệ giữa Trung Quốc và Israel bà đã trở về cố quốc. Chấp nhận từ bỏ cuộc sống xa hoa ở Thượng Hải, mang 3 đứa con (2 trai, 1 gái) trờ về quê nhà.

Hiện thực cuộc sống tại đây đã giúp bà thay đổi rất nhiều điều trong đời mình cũng như những đứa con. Từ bỏ hình ảnh “bà mẹ Trung Hoa” bà thực sự trở về “bà mẹ Do Thái” như chính dòng máu thông thái của dân tộc. Điều bà mang lại cho các con đã khiến họ trưởng thành, mở mang trí tuệ lên một thế giới mới. Đó là cách nhìn nhận về sự yêu thương trong thời hiện đại.

Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương là một cuốn sách có nội dung xuất sắc. Tác phẩm của Sara đã “làm mưa làm gió” trên thị trường sách tại Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Giới thiệu nội dung: “Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương”

Ngày nay, các bậc cha mẹ luôn đẩy con mình vào cuộc đua giáo dục một cách vô thức. Họ cứ mãi đi theo một lối mòn “tiêu chuẩn”, “bằng cấp” hay những “thang điểm chuẩn’… Con khi vừa lớn 1 – 2 tuổi đã bắt đầu học chữ, 3 – 4 tuổi lại đi học đàn, học vẽ và cả tiếng Anh.

Câu nói kinh điển nhất có lẽ là:

“Đừng để con cái thua ngay từ vạch xuất phát”

Chính vì điều này, nên các bậc phụ huynh đều dùng đủ phương án để con học ở trường mầm non, tiểu học tốt nhất. Tiền bạc không còn là vấn đề khi bắt con tham gia vào các lớp năng khiếu, dù không phải điều đứa trẻ mong muốn.

Đối với những người xem cuộc đời mình là một cuộc đua thì ở đó “vạch xuất phát” mới tồn tại. Còn đối với người thực tế, cuộc đời chính là một hành trình cần tìm tòi và khám phá những điều tốt đẹp. Nếu tranh thủ từng giây từng phút ngay ở vạch xuất phát chỉ có ý nghĩa đối với chạy cự ly 100 mét, còn đối với chạy cự ly dài thì thắng thua quyết định ở sự dẻo dai chứ không phải ở việc xuất phát nhanh hay chậm.

Và cuộc đời, nếu coi nó như một cuộc đua thì đó cũng phải là cuộc đua đường dài hoặc marathon, chứ không thể là một cuộc đua chạy ngắn. Đây cũng là một trong những ý nghĩa to lớn của tác phẩm này đến từ “Bà mẹ Do Thái – Sara”.

review sách vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

Sách hay nên đọc – Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương

Người Do Thái từng nói thế này:

“Dù bạn có là ốc sên đi chăng nữa, nếu có thể bò lên được đỉnh núi thì phong cảnh bạn nhìn thấy cũng giống như thứ mà một con chim ưng nhìn thấy.”

Sẽ “Rất tuyệt vời” nếu ví cuộc đời mình là “Cuộc đua Marathon”

Đối với cuộc đua marathon, việc cạnh tranh ngay từ vạch xuất phát thực sự không quan trọng. Thậm chí thành tích đến từ những thời điểm đầu tiên cũng không phải là một vấn đề lớn. Cuộc đua dài hơi đòi hỏi vận động viên phải hội tụ đủ các yếu tố:

  • Thể lực dẻo dai
  • Đức tính kiên nhẫn
  • Khả năng ứng phó linh hoạt
  • Phối hợp toàn diện các yếu tố cho cả chặng đường đua

Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương còn cho ta thấy rằng, không phải chạy thục mạng ngay từ đầu là đạt được kết quả như mong muốn. Người thành công, người về đích là người điềm tĩnh, biết tư duy và học hỏi không ngừng. Tố chất bên trong mỗi chúng ta đều khác nhau, nhưng tất cả đều có một khả năng mà chỉ bản thân tự nhận biết.

Nên nhớ rằng: “Nụ cười sau cùng mới là nụ cười đẹp nhất. Xuất phát chậm không có nghĩa bạn sẽ thua cả chặng đua.”

Sự khác biệt giữa “Bà mẹ Việt” và “Bà mẹ Do Thái”

Nếu là mẹ Việt thì họ lại nai lưng kiếm tiền để con học trường Quốc tế tốt nhất. Nhưng đối với bà mẹ Do Thái như Sara thì nếu người ta chạy bước nhỏ, thì con hảy chạy một bước thật lớn. Có như vậy, khoảng cách giữa hai người sẽ dần thu hẹp. Cứ như thế, sớm muộn gì chuyện con đuổi kịp và vượt qua họ là điều chắc chắn.

vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

Thước đo của sự thành công trong giáo dục là gì?

  • Sự thành công không nằm ở điểm số
  • Đánh giá vấn đề qua sự đam mê thực hiện và hứng thú lựa chọn con đường của mỗi người
  • Kiến thức luôn đi song hành cùng khả năng tiếp thu trong từng giai đoạn phát triển
  • Mỗi một đứa trẻ có quy luật trưởng thành riêng của mình.

Cảm nhận về “Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương”

Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương là tác phẩm về nghệ thuật “Giáo dục con cái”. Điều mà bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng cần phải học. Chắc chắn rằng, việc đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mỗi người trong cách dạy con là đây. Hãy trở thành những bậc cha mẹ thông thái theo cách văn minh nhất.

Video review sách: Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương:

Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương PDF

Đây là quyển sách hay và đáng đọc phải không nào? Kệ sách Online sẽ cập nhật phiên bản mới nhất tại đây cho mọi người cùng đọc nhé!

Mua sách “Vô cùng Tàn Nhẫn Vô cùng Yêu Thương”

Add Comment